Trong quá trình hấp thu và chuyển hóa, giữa các thành phần của thức ăn luôn có những tương tác rất phức tạp. Chúng có thể “hợp đồng tác chiến” (chẳng hạn vitamin A giúp tăng cường sự tổng hợp các chất đạm, vitamin C xúc tiến quá trình hấp thụ sắt) hoặc có thể kiềm chế lẫn nhau (chất này cản trở sự hấp thu và chuyển hóa chất kia), có thành phần vitamin và khoáng chất không tương đồng khi nấu có thể làm hòa tan các chất dinh dưỡng có trong thức ăn của con khiến bé ăn hoài không lớn.
Do vậy việc lựa chọn thực phẩm để nấu (hay gọi thực đơn để ăn) là điều rất quan trọng. Một số sai lầm mà các mẹ hay mắc phải khi lựa chọn thức ăn cho bé, cụ thể như:
1. Kết hợp giữa thịt lợn và đậu nành là hai loại đạm một của động vật và của thực vật, khi kết hợp hai loại này với nhau thì chất đạm được nhân đôi lên. Khi mẹ cho con ăn một bữa ăn nhiều thịt, sau đó lại cho con uống 1 cốc sữa đậu nành thì với lượng đạm nhiều như thế sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
2. Nấu súp cà rốt và củ cả thì hàm lượng dinh dưỡng sẽ bị giảm, khi trẻ ăn thì không hấp thụ được chất dinh dưỡng là mấy. Vì cà rốt có chứa enzyme có thể phá hủy hàm lượng vitamin C trong củ cải. Khi chúng ta nấu lên thì hàm lượng vitamin C sẽ bị đánh bật ra.
3. Nấu óc lợn và lòng đỏ trứng gà. Đây đều là những thực phẩm rất tốt cho trẻ nhỏ nhưng khi kết hợp cả hai cùng nấu một lúc thì hàm lượng cholesterol tăng cao trong máu, sẽ không tốt cho sức khỏe của bé.
4. Đặc biệt không cho trẻ vừa uống nước có ga lại vừa ăn cơm. Bản thân nước có ga sẽ làm cho trẻ uống vào cảm thấy no không muốn ăn cơm. Uống nước ngọt trong bữa ăn cơm sẽ làm loãng dịch vị, gây cản trở hoạt động co bóp thức ăn của trẻ. Lâu dần sẽ dẫn đến viêm dạ dày.
5. Cam dầm trộn thêm sữa cho con ăn bữa phụ là một việc làm sai lầm. Nước cam và nước chanh đều là hoa quả acid AHA cao, nếu gặp protein trong sữa sẽ làm cho protein biến chất, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng của protein. Hơn nữa, kết hợp như vậy sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa rất dễ khiến cho trẻ bị đi ngoài và khả năng hấp thụ sữa trong cơ thể bé.
Một số lưu ý trong việc cho bé ăn
1. Không nên lo lắng quá
Không ít bậc làm bố làm mẹ cảm thấy rất lo lắng khi con mình ăn ít hơn những đứa trẻ khác. Nếu bé vẫn khỏe mạnh phát triển bình thường thì không có gì đáng ngại đâu các mẹ ạ.
2. Không nên cho con ăn vặt trước bữa ăn như: bim bim, kẹo, phô mai…
3. Không ép con ăn bằng mọi cách
Tuyệt đối không ép con ăn khi chúng không muốn. Hãy để cho trẻ được tự quyết định mình sẽ ăn gì. Ép con ăn khi con không thích sẽ khiến bé khiếp sợ mỗi khi nhìn thấy đồ ăn. Hãy khéo léo để cho con chọn đồ ăn theo ý thích của bé nhưng vẫn trong tầm kiểm soát của mẹ - đó là một nghệ thuật!
4. Không nên áp dụng một cách máy móc
Nhiều mẹ có con biếng ăn vì sốt ruột nên cứ nghe ai mách ăn gì, uống gì là ngay lập tức áp dụng cho con mình. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng giống bé nào, mẹ phải xem con mình phù hợp với những phương pháp nào, không nên nghe theo những lời chỉ dẫn hết sức kì cục, hỗn độn, thậm chí là mâu thuẫn của những người xung quanh.
5. Cho con ăn nhiều bữa
Chia khẩu phần ăn của con thành nhiều bữa nhỏ, nếu con ăn hết mẹ lại tiếp tục lấy nhiều lần như vậy hoặc chia các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày sẽ kích thích sự thèm ăn của con hơn.
6. Hãy chiều chuộng con nếu bạn có thể
Đừng quát mắng nếu con không chịu ăn, hãy chịu khó khen những món ngon đang bày biện trước mặt con và cổ vũ bé ăn ngon. Và đừng tỏ ra sốt ruột, uể oải hay bực tức.
7. Bổ sung sản phẩm dinh dưỡng ưu việt cho con
Các bà mẹ hiện đại, thông minh luôn biết cách cho con mình sử dụng những đồ ăn thức uống tốt nhất để trẻ không bị tình trạng biếng ăn như: dùng thực phẩm chức năng như một thức uống bổ dưỡng hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, phòng ngừa và điều trị chứng biếng ăn.
Bình luận từ Facebook
Phản hồi