I. KHÁI NIỆM
Định nghĩa: Tình trạng dinh dưỡng (TTDD) là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và hoá sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Tình trạng dinh dưỡng của các cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể. Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ảnh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạng sức khoẻ, khi cơ thể thiếu hoặc thừa dinh dưỡng là thể hiện có vấn đề về sức khoẻ hoặc vấn đề về dinh dưỡng.
Một số phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Một số phương pháp chính thường được sử dụng:
Phương pháp nhân trắc học dinh dưỡng
Nhân trắc học dinh dưỡng là đo các kích thước và cấu trúc cơ thể để đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Đó là kết quả tổng hợp của các yếu tố di truyền và môi trường bên ngoài, trong đó yếu tố dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng.
Có thể chia ra nhóm kích thước nhân trắc sau đây:
a) Khối lượng cơ thể, biểu hiện bằng cân nặng.
b) Các kích thước về độ dài, đặc hiệu là chiều dài nằm, chiều cao đứng.
c) Cấu trúc cơ thể và các dự trữ về năng lượng và protein, thông qua các mô mềm bề mặt như lớp mỡ dưới da và cơ...
Ưu điểm
Hạn chế
Bảng 1. Một số kích thước thường sử dụng:
II. KỸ THUẬT THU THẬP SỐ LIỆU NHÂN TRẮC
1. Tính tuổi
Khi nói trẻ dưới 5 tuổi tức là trẻ từ 0 đến 59 tháng.
2. Kỹ thuật cân
Đo cân nặng là số đo thường được sử dụng nhất trong nghiên cứu nhân trắc.
Dụng cụ:
Tuỳ điều kiện, có thể chọn một trong những loại cân khác nhau như: cân lòng máng, cân treo, cân đòn, cân điện tử, cân đồng hồ...
Cân phải nhạy (thường độ chia độ tối thiểu cần đạt 0,1kg) và đảm bảo độ chính xác.
Vị trí đặt cân:
Phòng cân cần phải thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông và phải đảm bảo chiếu sáng tốt. Nếu là cân bàn: Đặt ở nơi bằng phẳng chắc chắn, thuận tiện cho đối tượng bước lên bước xuống cân.
Cân treo đồng hồ, cân đòn treo: Treo cân ở vị trí chắc chắn (ví dụ như xà nhà, cành cây to). Mặt cân ngang tầm mắt của người điều tra, dây treo bền chắc, nếu là cân đòn treo thì cần có dây bảo vệ quả cân.
Thao tác cân:
Chỉnh về số 0 hoặc vị trí thăng bằng sau mỗi lần cân
Kiểm tra độ chính xác của cân bằng cách kiểm tra cân với một vật đã biết trọng lượng sau một số lần cân (ví dụ 5-10 lần).
Hình 1: Cân trẻ
3. Kỹ thuật đo
Đo chiều cao đứng
* Dụng cụ:
Sử dụng thước đo chiều cao đứng, cho trẻ hơn > 24 tháng tuổi và người lớn. Trong nghiên cứu thường sử dụng thước gỗ (xem hình 3), nếu có điều kiện sử dụng thước microtoise. Thước phải có độ chia tối thiểu 0,1cm.
Vị trí đặt thước:
Đối với thước đo chiều cao đứng bằng gỗ, cần đặt thước ở vị trí bằng phẳng, chắc chắn.
Đối với thước Microtoise, thước phải được đóng chắc chắn trên một mặt phẳng thẳng đứng, và phải đảm bảo khi kéo thước chạm đất, thước chỉ số 0.
Thao tác đo:
Đo chiều dài nằm
* Dụng cụ:
Sử dụng thước đo chiều dài nằm, cho trẻ dưới 24 tháng tuổi. Trong nghiên cứu thường sử dụng thước đo chiều dài nằm (xem hình 4). Thước phải có 2 rãnh thước đo ở 2 bên với độ chia tối thiểu 0,1cm.
Vị trí đặt thước:
Để thước trên mặt phẳng nằm ngang, vững chắc (trên mặt bàn hoặc dưới sàn nhà...)
Thao tác đo: Cần ít nhất 2 người hỗ trợ lẫn nhau.
Chú ý:
Hình 2: Dụng cụ và cách đo chiều dài nằm của trẻ dưới 24 tháng tuổi
Hình 3: Đo chiều cao đứng của trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên.
4. Đo chu vi vòng cánh tay:
Sự phát triển kém hoặc suy mòn các cơ là những biểu hiện chính của suy dinh dưỡng thiếu protein- năng lượng, nhất là trẻ bé. Ở người lớn và người trưởng thành, khối lượng cơ lại tỷ lệ với sự tăng vận động của một nhóm cơ nào đó.
Trong thực hành dinh dưỡng, đánh giá khối lượng cơ thường được thông qua vòng đo trực tiếp các chi.
Kỹ thuật: Vòng đo thường dùng nhất là vòng đo cánh tay trái, tư thế bỏ thõng tự nhiên. Dùng thước mềm, không chun giãn với độ chính xác 0,1cm. Vòng đo đi qua điểm giữa cánh tay tính từ mỏm cùng xương vai đến mỏm trên lồi cầu xương cánh tay. Do vòng này ít thay đổi ở trẻ từ 12-60 tháng cho nên không đòi hỏi biết tuổi chính xác ở lứa tuổi này.
Xác định điểm giữa cánh tay, trước hết cần xác định mỏm cùng vai, sau đó gập khủyu tay vuông góc, xác định mỏm trên lồi cầu xương cánh tay. Đặt vị trí số 0 của thước đo vào mỏm cùng xương vai, kéo thẳng thước đo đến mỏm trên lồi cầu xương cánh tay, đánh dấu điểm giữa cánh tay. Duỗi thẳng cánh tay của trẻ, vòng thước đo quanh điểm giữa cánh tay, mặt số của thước đo hướng lên trên, áp sát thước đo vào cánh tay của trẻ, đảm bảo sao cho thước đo có độ căng vừa phải không quá chặt, hoặc quá lỏng, đọc kết quả chính xác đến 0,1cm.
Hình 4. Kỹ thuật đo chu vi vòng cánh tay (MUAC)
III. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
3.1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng với cân nặng, chiều cao: 3 chỉ tiêu: cân nặng/tuổi (CN/T), chiều cao/tuổi (CC/T), và cân nặng/chiều cao (CN/CC) với Quần thể chuẩn WHO 2006.
Trong các phần mềm đánh giá tình trạng dinh dưỡng hiện nay, người ta sử dụng SD score hay Zscore tương đương:
CÁC ĐIỂM NGƯỠNG ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG
(Các số đo trong các ô bôi đậm là ở trong giới hạn bình thường)
Chú ý:
Cân nặng theo tuổi: đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất. Chỉ tiêu cân nặng theo tuổi thấp (<-2SD) chỉ cho biết tình trạng suy dinh dưỡng nhưng không phân biệt được suy dinh dưỡng mới xảy ra hay mạn tính.
Chiều cao theo tuổi: Chỉ tiêu chiều cao/tuổi thấp (<-2SD) phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc SDD trong quá khứ.
Cân nặng theo chiều cao: Cân nặng/chiều cao thấp (<-2SD) phản ánh SDD ở thời điểm hiện tại, mới xảy ra làm đứa trẻ ngừng lên cân hay tụt cân bi SDD thể gày còm. Khi cả hai chỉ tiêu chiều cao/tuổi và cân nặng/chiều cao đều thấp hơn điểm ngưỡng (<-2SD) thì đứa trẻ đó bị SDD thể phối hợp (mạn tính và cấp tính), vừa gày còm vừa thâp còi.
3.2. Ngưỡng đánh giá TTDD theo vòng cánh tay (MUAC):
Trẻ em
Theo khuyến nghị của Tổ chức y tế Thế giới năm 2006:
Suy dinh dưỡng cấp tính nặng: MUAC <11,5cm (tương tự <-3SD cân nặng/chiều cao lấy chuẩn tăng trưởng của WHO).
Suy dinh dưỡng cấp tính vừa: MUAC ≥11,5cm - <12,5mm (tương tự ≥-3SD - < -2SD Cân nặng/chiều cao so với chuẩn tăng trưởng của WHO).
Người trưởng thành (CED):
IV. SỬ DỤNG BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG
Mục đích việc sử dụng biểu đồ
Quá trình theo dõi này phải được tiến hành khi trẻ mới sinh cho đến 5 tuổi.
Mô tả biểu đồ tăng trưởng (WHO 2006)
Biểu đồ tăng trưởng BĐTT bao gồm các thành phần sau:
a) Hai mặt của biểu đồ: Biểu đồ tăng trưởng (BĐTT) bao gồm hai loại biểu đồ trên cả hai mặt: Biểu đồ cân nặng theo tuổi và biểu đồ chiều dài nằm/ chiều cao đứng theo tuổi.
b) Các trục đo trong biểu đồ:
Trục tháng tuổi (nằm ở phía dưới của biểu đồ): từ 0 đến 60 tháng và được nhóm từ 1 đến 5 tuổi.
Trục thang đo:
Cách chấm biểu đồ tăng trưởng:
Điền thông tin của xác định của trẻ vào cả hai mặt mặt của BĐTT:
Lập lịch tháng tuổi:
Chấm BĐTT cân nặng theo tuổi
Nhận định kết quả:
Lưu ý:
Sự tăng cân nặng, chiều cao hoặc chiều dài quan trọng hơn con số thực tế đo được.
Trao đổi với người mẹ:
Mỗi trẻ dưới 5 tuổi đều cần có biểu đồ tăng trưởng riêng, biểu đồ tăng trưởng do bà mẹ và các thành viên trong gia đình cất giữ bởi đây được coi như một công cụ tốt nhất để theo dõi tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ. BĐTT sẽ giúp cho các bà mẹ theo dõi một cách liên tục sự phát triển của con mình. Cộng tác viên cần có những lời khuyên phù hợp và kịp thời đối với người mẹ và người chăm sóc trẻ. Đồng thời động viên họ đưa con đến cân đo lần sau và tham gia các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em ở địa phương.
Bình luận từ Facebook
Phản hồi