phongkhamnhihanoi.com

Chứng bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Trong số các bệnh thường gặp ở trẻ em không thể không kể đến bệnh viêm phế quản, đặc biệt vào những thời điểm thời tiết giao mùa càng khiến cho bệnh có nguy cơ tăng cao và gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Theo thống kê, mỗi ngày tại bệnh viện nhi có tới hàng chục trẻ phải đến khám và điều trị bệnh viêm phế quản, chiếm tới 40% số ca bệnh phải vào điều trị tại viện. Đây là căn bệnh viêm nhiễm đường thở dưới nhưng chưa tấn công vào nhu mô phổi, tuy nhiên khi viêm cuống phổi sẽ gây ra cho trẻ những triệu chứng như ho nhiều và nếu trẻ không được điều trị kịp thời có thể lan xuống nhu mô phổi và dẫn đến bệnh viêm phổi.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ, đặc biệt với những trẻ dưới 1 tuổi hay những trẻ đang bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn như cúm, ho gà, sởi… sẽ rất dễ bị mắc bệnh. Bệnh có tỷ lệ mắc cao ở trẻ em và tỷ lệ tử vong cũng rất cao, đứng hàng thứ 2 sau tiêu chảy.

Trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh viêm phế quản

-Bệnh thường do vi rut gây nên, và sau đó có thể bị bội nhiễm vi khuẩn: phế cầu khuẩn H. influenza, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn…Đây là những vi khuẩn thường xuyên xuất hiện ở mũi họng, và khi sức đề kháng của trẻ bị suy yếu sẽ là điều kiện thuận lợi để những vi khuẩn này phát triển mạnh và gây bệnh ở trẻ. Một điều kiện thuận lợi khác khiến cho vi khuẩn hoạt động mạnh đó chính là khi thời tiết thay đổi đột ngột hay do môi trường xung quanh bị ô nhiễm.

-Nếu như vi rút gây bệnh không được điều trị thì chúng có thể lan tới hai cuống phổi. Từ đó khiến cho khí quản sưng, tấy đỏ, trong phổi sẽ tiết dịch nhiều hơn khiến cho trẻ bị ho kéo dài và thở khó khăn hơn. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến trẻ bị đau rát cổ họng, xuất hiện đờm, trẻ bị sốt, đau ngực, mệt mỏi, chán ăn và nôn


Cần chú ý cho trẻ đi khám khi phát hiện thấy các dấu hiệu của bệnh

-Bên cạnh đó, một nguyên nhân nữa phải kể đến đó là do trẻ hít phải những bẩn bụi, khói thuốc hay hơi độc gây nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản mạn tính.

Điều trị bệnh viêm phế quản ở trẻ

-Phải tuyệt đối giữ ấm cho trẻ, thường xuyên tống đờm nhớt ra khỏi cuống phổi, giúp làm sạch các đường phế quản và giúp cho trẻ cảm thấy dễ thở hơn.

-Đối với thuốc điều trị bệnh: có thể cho trẻ dùng những loại thuốc làm loãng đờm và cho trẻ uống nhiều nước. Không cần thiết phải cho trẻ uống kháng sinh, chỉ trong trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn nặng, vì viêm phế quản là căn bệnh do vi rut gây nên vì thế thuốc kháng sinh không đem lại hiệu quả điều trị cao. Tuyệt đối các bậc phụ huynh không nên tự ý mua thuốc ho để điều trị cho trẻ mà phải có sự hướng dẫn của bác sỹ.

Cần điều trị sớm cho trẻ để tránh bệnh phát triển nặng hơn

-Thường xuyên cho bé uống nhiều nước mỗi ngày, giữa vệ sinh nhà cửa, thông thoáng, không bụi bẩn và không có khói thuốc, điều này sẽ giúp đề phòng bệnh viêm phế quản cho bé hiệu quả. Đối với những trường hợp trẻ bị sốt, tuyệt đối không nên ủ ấm cho trẻ mà cần cho trẻ mặc thoáng mát, uống nhiều nước để trẻ hạ nhiệu. Nếu trẻ có những biểu hiện về ho và cảm lạnh, không nên tự ý mua thuốc cho trẻ mà nên điều trị cho trẻ theo hướng dẫn của thầy thuốc ngay, tránh để lại những biến chứng sau này. Đặc biệt đối với những trẻ khi đã có những biểu hiện nặng như khó thở, da tai, nôn thì nên đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Còn đối với những trẻ sơ sinh cần chú ý hơn nữa vì triệu chứng lâm sàng của bệnh rất ít mà lại thường bị nặng hơn so với những trẻ lớn hơn. Khi thấy trẻ bú kém, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, khó thở tím tái cần cho trẻ đi bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời. Cần bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, tuy nhiên cũng không nên ép trẻ ăn quá nhiều mà nên cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu, và theo dõi trẻ thường xuyên, kể cả khi trẻ đã khỏi bệnh để tránh tái phát bệnh.

Cách tốt nhất để phòng bệnh cho trẻ, các bậc phụ huynh nên lưu ý đó là luôn chú ý giữ ấm cho trẻ, đăc biệt là vào những thời điểm thời tiết giao mùa, khi thấy trẻ có các triệu chứng bất tường như ho, mệt mỏi, chán ăn, nôn… cần đưa trẻ đi khám ngay để phát hiện và điều trị kịp thời.

Bình luận từ Facebook

Phản hồi

Bài viết khác

Hỗ trợ trực tuyến
Sơ đồ đường đi

Liên Hệ Quảng cáo
Fanpage facebook
Lượt truy cập
  • Hôm nay 318
  • Tổng lượt truy cập 854,800